THIET LAP & QL LAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ÔN TẬP MẠNG MÁY TÍNH

Go down

ÔN TẬP MẠNG MÁY TÍNH Empty ÔN TẬP MẠNG MÁY TÍNH

Bài gửi  Admin Tue Sep 06, 2011 10:57 am

ÔN TẬP MẠNG MÁY TÍNH


BÀI 1 : KHÁI NIỆM MẠNG MÁY TÍNH.

Trả lời các câu hỏi dưới đây.
Các trường hợp dưới đây, trường hợp nào được gọi là mạng LAN : Có 1 số máy tính :
a. Được đặt chung 1 phòng và dùng chung hệ điều hành WinXP.
b. Được đặt chung trong 1 phòng, chia sẽ dữ liệu với nhau bằng đĩa mềm hoặc USB.
c. Đặt trong nhiều phòng, có kết nối bằng dây Cable chia sẽ dữ liệu được với nhau.
d. Đặt trong 1 phòng, kết nối tốt bằng sóng Wireless, nhưng dùng nhiều hệ điều hành.
e. Các máy tính truyền thông được với nhau bằng đường truyền ADSL.
f. Tất cả các máy tính đó đều truy cập được Internet.
g. Tất cả các máy tính đó đều đọc được trang Google.com
h. Tất cả các máy tính đó đều mở được file tailieu.doc nằm trên máy Server (máy chủ) trong phòng.
Tìm hiểu hệ thống mạng mình đang sử dụng :

Right click vào nút Start chọn Explore, Bên khung của sổ trái (Folder), click vào My Network Places -> Entire Network -> Microsoft Windows Network -> Workgroup. Bạn thấy gì trong khung cửa sổ bên phải. (Ghi nhận lại)
Trên màn hình Desktop, double click vào Icon “My Network Places”.

Trong cửa sổ vừa xuất hiện, trong khung bên trái, click vào dòng “View Workgroup Computers”. Bạn thấy gì? Những cái bạn thấy có gì giống và khác với câu 2?
2. Double click vào icon của 1 máy bất kỳ bên trong khung phải.
Hiện tượng gì xảy ra, ghi nhận (tùy mỗi máy mà trường hợp xảy ra khác nhau).
3. Cho biết mạng máy tính bạn đang sử dụng thuộc vào loại mạng nào:
a. Về Topology
b. Về địa lý
c. Về kỹ thuật chuyển mạch
d. Về chức năng
4. Một Computer là thành viên của mạng LAN trong 1 cơ quan.
Cơ quan này có thuê bao 1 đường truyền ADSL để kết nối Internet. Khi nào thì ta có thể nói máy tính này đang làm việc trên hệ thống mạng LAN và khi nào ta có thể nói máy này đang làm việc trên hệ thống mạng WAN.
5. Copy tm Favorites trong tm Data trên Server, paste vào C:\Documents and Settings\Students, đồng ý cho chép đè lên tmục cũ đang tồn tại. Mở Internet Explore, trên thanh Menu click vào Favorites, chọn IT. Trong đó đã có sẵn 1 số link URL của những trang Web chuyên về mạng máy tính. Truy cập vào các trang Web đó, tìm hiểu sự hình thành và phát triển của công nghệ mạng.
6. Dùng công cụ tìm kiếm trên mạng để tìm hiểu về mạng MAN của TP. Hồ Chí Minh, cho biết ngày ra đời và Tổ chức nào sáng lập ra nó.
BÀI 2 : MÔI TRƯỜNG TRUYỀN – THIẾT BỊ.
Học viên thực hành các thao tác bấm dây mạng theo hướng dẫn, và trả lời các câu hỏi dưới đây:
1. Nhà bạn có 2 máy tính, để kết nối 2 máy tính này lại với nhau. Việc đầu tiên bạn sẽ ra chợ buôn bán thiết bị máy tính, nói với họ là bạn cần mua 1 đoạn dây cable :…..
2. Độ ngắn nhất của đọan dây cable này là bao nhiêu và dài nhất cho phép là bao nhiêu?
3. Khi nói đến Chuẩn 568A hoặc 568B là ý nói đến điều gì?
4. Khi nào dùng dây cable bấm chéo và khi nào dùng dây cable bấm thẳng?
5. Đối với việc bấm cable, người ta đưa ra khái niệm thiết bị cùng loại và thiết bị khác loại, vậy cùng loại là những thiết bị nào và khác loại là những thiết bị nào? Vì sao chúng cùng loại và khác loại?
6. Ghi ra thứ tự màu dây quy định chung của chuẩn 568B và 568A.
7. Khi test 1 sợi cáp bấm thẳng, các đèn báo các số dưới đây không sáng (dây đứt). Cho biết sợi dây nào còn tận dụng được để kết nối từ máy tính đến hub, trong mạng 10BASE-T (đổi màu chữ)

1. 1,5,3
2. 4,5
3. 7,8
4. 1,6
5. 4,6
6. 2,7
7. 4,8
8. 4,5
9. 5,7
10. 2,8,6
11. 4,7,8
12. 5,6,7,1
13. 7,8,6
14. 2
8. Trường hợp nào dưới đây dùng dây cable bấm chéo: (đổi màu chữ)

1. Hub – Hub
2. NIC – Router
3. Bridge – Computer
4. Computer – Computer
5. PC – Computer
6. Gateway – PC
7. Hub – NIC
8. Hub – Gateway
9. Modem – PC
10. Modem – Hub
11. Modem – Router
12. Switch – Computer
9. Một sợi dây cable bấm chéo, đầu 568B người kỹ thuật viên lúc trước đã bấm thứ tự màu dây như thế này, Vậy đầu còn lại tôi phải bấm như thế nào? Ghi rõ thứ tự màu dây : (điền vào ô tương ứng).
Pin Đầu 568B Đầu 568A
1 Trắng nâu
2 Nâu
3 Trắng cam
4 Xanh dương
5 Trắng xanh dương
6 Cam
7 Trắng xanh lá
8 Xanh lá
Pin Đầu 568B Đầu 568A
1 Trắng xanh dương
2 Xanh dương
3 Trắng cam
4 Nâu
5 Trắng nâu
6 Cam
7 Trắng xanh lá
8 Xanh lá
10. Đối với 1 mạng có thiết bị trung tâm là HUB, Switch thì cáp dùng để nối kết là loại nào?
11. Topoly mạng thông dụng hiện nay là gì? Vì sao các topology khác không còn được sử dụng?
12. Thiết bị nào cần dùng để làm giảm Collistion Domain của mạng:
a. HUB
b. Repeater
c. Gateway
d. Router
e. Switch
13. Dùng Brigde để kết nối 2 segment mạng có lợi gì hơn so với kết nối trực tiếp, khi nào có thể dùng Brigde và khi nào phải dùng Router.
14. MAC Address là gì? Bạn có thể cấu hình MAC Address của máy bạn không? Vì sao?
15. Người ta làm thế nào để 2 card mạng của 2 hãng sản xuất không vô tình trùng MAC Address với nhau
16. Thiết bị phần cứng nào cần phải có trong máy tính để có thể truy cập Internet ?
a. Network Adapter.
b. Modem.
c. Graphic Card
d. Sound Card
e. HDD.
17. Hãy cho biết những thiết bị nào trong mạng cần thay đổi khi chuyển từ mạng 10BASE-T sang mạng 100BASE-TX.
18. Bạn đang quản trị 1 mạng máy tính của 1 cơ quan. Khi số lượng máy tính trong mạng nội bộ của bạn tăng lên quá nhiều, vượt quá số cổng (port) của thiết bị HUB đang sử dụng. Bạn phải xử lý như thế nào? Trình bày chi tiết.
19. Nếu 1 mạng dùng HUB làm thiết bị kết nối trung tâm, khi ta tăng số lượng máy tính trong mạng này, hệ quả dẫn đến là gì? Để khác phục rắc rối đó thì thiết bị đầu tiên cần thay thế mà bạn nghĩ đến là thiết bị nào?
BÀI 3 : GIAO THỨC.
Câu hỏi
1. Nói đến giao thức là nói đến phần mềm hay phần cứng trong hệ thống mạng.
2. Ai làm nên giao thức, nhà sản xuất hay nhà lập trình?
3. Giao thức cần thiết như thế nào đối với các máy tính. Hãy liên hệ khái niệm giao thức đối với máy tính giống như khái niệm gì của loài người chúng ta.
4. Kể tên 1 số giao thức mà bạn biết, hệ thống mạng mà bạn sử dụng đang dùng giao thức gì?
5. Bạn có thể xóa đi 1 giao thức hoặc cài đặt 1 giao thức khác thêm vào máy tính mình đang sử dụng được không? Trình bày trình tự các bước.
6. Trước khi giao thức TCP/IP được ứng dụng, các máy tình trong mạng LAN “nhìn thấy” nhau bằng giao thức nào? Giao thức đó tìm các Computer trong mạng dựa vào yếu tố nào? Và giao thức đó hiện giờ còn tích hợp trong hệ điều hành XP không?
7. Trong mô hình OSI người ta chia quá trình trao đổi thông tin ra làm bao nhiêu lớp? Gói tin được điền địa chỉ nguồn và đích ở lớp nào?
8. Internet Explore hoạt động ở lớp nào trong giao thức TCP/IP.
9. Yahoo Messenger hoạt động ở lớp thứ mấy trong mô hình OSI.
10. Khi dữ liệu cần mã hóa và nén nhỏ dung lượng để giảm thời gian chuyển giao, lớp nào sẽ đảm trách nhiệm vụ này?
11. Điền tên đầy đủ cho các giao thức dưới đây và ghi rõ công dụng của nó:
a. HTTP :
b. FTP :
c. SMTP :
d. DNS :
e. RIP :
f. TCP :
g. UDP :
h. IP :
i. ARP :
BÀI 4 : IP –SUBNET MASK.
Trên màn hình Desktop:
Rclick (nhấn nút chuột phải) vào biểu tượng My Network Places chọn Properties
Rclick vào biểu tượng card mạng (Local Area Connection), chọn Properties
Xuất hiện hộp thoại “Local Area Connection Properties”:

Trong khung giữa tô sáng mục chọn Internet Protocol (click vào dòng chữ, không click vào ô check), chọn Properties.
Trong hộp thoại Internet Protocol Properties vừa xuất hiện

Nếu ta thấy dấu chọn đang ở dòng Obtain an IP address automatically, có nghĩa là hệ thống đang sử dụng 1 địa chỉ IP do máy Server cấp tự động.
Trường hợp này muốn biết địa chỉ IP thực sự của máy đang sử dụng, ta phải tìm hiểu bằng cách sau:
Từ nút Start chọn Run…, gõ vào ô lệnh : cmd, nhấn OK
Cửa sổ Command Prompt xuất hiện, tại dấu nhắc lệnh nhập vào : ipconfig /all, Enter

Hệ thống sẽ cho ta biết các thông số cấu hình IP của máy đang sử dụng.
1. Nếu muốn máy dùng địa chỉ IP tĩnh: thì người sử dụng máy phải tự tay khai báo.
Cách khai báo như sau:
Mở lại hộp thoại Internet Protocol Properties
Đánh dấu check vào lựa chọn “Use the following IP address”, rồi nhập vào các thông số (biết thì nhập, không biết thì thôi).
Giá trị các thông số này như thế nào ta sẽ học ở bài sau.
Ghi nhớ các thao tác này, lặp lại thường xuyên ở các bài học sau.
2. Liên lạc giữa các máy tính.
Để test xem giữa các máy tính đã liên thông với nhau chưa, ta sử dụng lệnh “ping”
Mở cửa sổ Command Prompt, nhập vào: ping “IP máy muốn liên lạc”, hoặc: ping “tên Computer” nhấn Enter.
Thí dụ: Ping 192.168.1.45, Enter.
Có 3 trường hợp hệ thống sẽ trả lời như sau :
Trường hợp 1 ……………….
Trường hợp 2 ………………..
Trường hợp 3 …………………

Ghi nhận lại, sẽ giải thích trong giờ lý thuyết.
Tìm hiểu máy mình đang sử dụng và trả lời các câu hỏi dưới đây:
a. Tên Computer bạn đang ngồi :
b. Địa chỉ IP của máy bạn :
c. Subnet Mask :
d. Defaul Gateway :
e. DNS Server :

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 42
Join date : 02/09/2011

https://tin5vlk.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết